bánh cáy
Ẩm Thực Đặc sản 3 miền

Bánh cáy – Đặc sản dân dã của đất Thái Bình

5 phút, 6 giây để đọc.

Thái Bình có một món đặc sản nổi tiếng đó là bánh cáy. Đây là một thức bánh vô cùng dân dã với hương vị đặc trưng được làm từ những nguyên liệu quen thuộc như nếp, lạc rang, mứt bí,…với những đôi bàn tay làm bánh khéo léo của dân làng họ Nguyễn, tạo nên một chiếc bánh có hương vị bùi, ngon. Khi ăn, người ăn sẽ có cảm giác bánh ngọt, béo đan xen cùng với độ giòn, lại vừa dai vừa dẻo. Những ai yêu thích món bánh này thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn về thông tin của món bánh này trong bài viết sau đây!

Bánh cáy là gì?

bánh cáy ngon

Bánh cáy là đặc sản của làng Nguyễn xã Nguyên Xá; huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình. Bánh cáy có nhiều màu sắc. Người ta chọn loại nếp ngon (nếp cái hoa vàng). Người ta đem trộn gạo nếp đã ngâm cùng gấc; để tạo màu đỏ và với quả dành dành; để tạo màu vàng. Sau khi đồ xôi đem cả nồi giã thành bột dẻo như bột bánh dày, cho ra khay đợi đến khi bột khô; thái thành con cáy trong bánh cáy.

Cả nồi mạch nha được nhào trộn; với những nguyên vật liệu trên; cùng những hạt bỏng trắng tinh, đun vừa lửa đến độ dẻo cần thiết, bánh mềm, đem lèn chặt trong những chiếc khuôn bằng gỗ hình chữ nhật được lót thêm vừng, lạc, mứt dừa. Khi bánh nguội, dóc khuôn lấy ra cắt thành những thanh nhỏ, đóng hộp. Trên ban thờ ngày xuân, những hộp bánh cáy được xếp bên những bánh chưng, bánh dày, mâm ngũ quả…

Nguồn gốc của bánh cáy

Bánh cáy có nguồn gốc từ làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Khi ăn, người thưởng thức sẽ cảm nhận được vị ngọt, bùi, lại có chút béo đan xen cùng với độ giòn, lại vừa dẻo vừa dai. Thú vị hơn nữa là lại được nhâm nhi bên ấm trà xanh nóng; trong tiết trời se se lạnh, vị trà ấm kết hợp với vị cay nóng của gừng trong miếng bánh; sẽ khiến người ăn cảm thấy ấm dạ, khoan khoái.

Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng bánh cáy được làm từ con cáy; bởi trong dân gian cũng có truyền thuyết cho rằng bánh cáy là do thần cáy ở biển ban cho. Tuy nhiên, trên thực tế, bánh cáy là một loại bánh được làm từ gạo nếp, vừng, lạc kết hợp thêm các loại lá, quả để tạo ra các màu trắng, xanh, vàng cho miếng bánh. Có thể nói, đây là loại bánh rất đặc trưng mà ngoài Thái Bình ra không nơi nào có được.

Bánh cáy được làm như thế nào?

Khâu lựa chọn nguyên liệu

nguyên liệu làm bánh cáy

Từ những nguyên liệu rất bình dị; nhưng người dân nơi đây đã kết hợp lại để tạo nên một thứ bánh dẻo, thơm với những hương vị đặc trưng. Bánh cáy làng Nguyễn được chọn lựa nguyên liệu kỹ càng, gồm có nếp cái hoa vàng tròn mẩy, gấc chín đỏ, vừng, lạc được rang vàng, mỡ phần, cơm dừa xắt lát ướp cùng với đường, mứt bí dẻo thơm, thêm cả mạch nha và tinh dầu hoa bưởi.

Quy trình làm bánh cáy

Để làm một chiếc bánh cáy, đòi hỏi nhiều công đoạn; cũng như sự công phu của người làm; bởi nguyên liệu chính là gạo nếp nhưng đi kèm còn có khá nhiều phụ kiện khác, mỗi loại nguyên liệu lại có một cách xử lý riêng. Gạo nếp dùng để làm bánh được chia làm 2 phần, một phần đồ xôi với nước quả gấc; tạo nên màu hồng thắm; phần còn lại đồ xôi với nước quả dành dành tạo nên màu vàng tươi. Hai loại xôi này đều được giã bằng chày như làm bánh giầy.

Sau khi giã nhuyễn đều, cán mỏng, cắt thành lát như mứt bí rồi sấy khô. Sấy xong cho vào chảo mỡ lợn đang sôi đảo đều tới khi lát bánh thơm giòn. Các nguyên liệu phụ như lạc, vừng được rang chín ròn, xát bỏ vỏ. Gạo nếp hoa vàng được rang cho nở tung, sạch trấu và dậy mùi thơm. Mỡ lợn khẩu muối đường hơn nửa tháng, đem ra thái nhỏ như hạt lựu, xào ngọt lấy độ trong, giòn. Cà rốt xào nước đường, nước gừng, vỏ quýt tươi được cũng cần được chuẩn bị một cách đầy đủ.

Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị trộn đều cùng với đường mía, đem hâm nóng trên chảo đến khi đạt tới mùi thơm kỹ thuật thì đưa vào khuôn gỗ được chuẩn bị sẵn có lót vừng bên trong, nhồi nén cho bánh trở nên cứng, sau đó lấy bánh ra cho vào bao bì, vậy là đã làm xong bánh cáy. Khi làm đúng kỹ thuật thì dù không phơi nắng, không sấy qua lửa thì bánh vẫn có thể để được rất lâu.

Thưởng thức

thưởng thức bánh cáy

Khi bánh đã cứng lại và có độ rắn chắc, người làm bánh dùng dao và một cái thước gỗ bản to cắt thành các khoanh bánh đều nhau rồi đóng gói trong túi nilon. Nếu làm theo đúng quy trình và tuân thủ nghiêm các kỹ thuật, không cần phải sấy khô hay phơi nắng mà bánh cáy vẫn có thể bảo quản trong nhiều tháng.

Bánh cáy thường được thưởng thức cùng tách trà nóng ướp hương sen. Thưởng thức một miếng bánh cáy chuẩn hương vị của làng Nguyễn, thực khách cảm nhận được hương thơm của vừng, lạc, vỏ quýt hòa quyện với vị béo ngậy của mỡ, dừa, xôi cùng độ ngọt vừa phải của mật mía, vị cay của gừng… Chính hương vị độc đáo, đặc trưng đó đã làm nên tên tuổi của đặc sản bánh cáy làng Nguyễn và tỉnh Thái Bình suốt nhiều năm qua.

Nguồn: mytour.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *