Tết Đắp Nọi truyền thống của người Tày
Đời Sống Văn Hóa

Bánh dày, bánh chưng là món ăn truyền thống mỗi dịp Tết Đắp Nọi

4 phút, 55 giây để đọc.

Bánh chưng, bánh dày là hai loại bánh truyền thống được ưa chuộng vào dịp Tết Nguyên đán và Tết Đắp Nọi. Tết Đắp Nọi là kỳ lễ hội đặc biệt đặc trưng của người miền cao, đặc biệt là dân tộc Tày. Đối với họ, dịp lễ này quan trọng không kém Tết Nguyên đán, ai cũng háo hức và tấp nập chuẩn bị. Thậm chí đôi khi nó còn có ý nghĩa thiêng liêng hơn, và là dịp những người con xa quê tề tựu cùng gia đình. Ngoài bánh chưng, bánh dày truyền thống, thì bánh chưng gù hay bánh dày ngải cứu cũng rất phổ biến nơi đây.

Tết Đắp Nọi

Theo tiếng Tày, “đắp” ám chỉ ngày cuối cùng của tháng, kết thúc tháng. “Vằn đắp” ám chỉ ngày 29 hoặc 30 âm lịch; “nọi” là ít, đối lập với nhiều. Tết Đắp nọi có thể hiểu là cái Tết nhỏ để kết thúc tháng Giêng. Tết Đắp nọi đến, các gia đình người Tày lại gói bánh chưng, làm bánh khảo, bánh chè lam. Bánh sì chen bằng lá cây su mạ, cây nhả héo trộn với bột gạo nếp. Trong ngày này, các gia đình đều thịt gà. Họ chuẩn bị thêm thịt lợn, cá và các loại thực phẩm khác cho bữa ăn. Trước đó, chủ nhà bày mâm cúng lên bàn thờ khấn trình báo tổ tiên. Kết thúc tháng Giêng vào vụ mới. Cầu mong tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, làm ăn phát đạt.

Tết Đắp Nọi

Tổ chức ăn Tết lại cho con em vì nhiệm vụ dẹp giặc bảo vệ sự bình yên cho đất nước. Đây là việc làm thấm đậm đạo lý nhân văn, rất đáng khích lệ. Nghĩa cử cao đẹp ấy đã đi vào lòng dân và nhanh chóng trở thành phong tục tập quán của người Tày. Cũng vì lẽ đó, đến nay, nhiều hoạt động sau mùng 3 Tết Nguyên đán đã rầm rộ cho một năm mới. Nhưng bà con dân tộc Tày vẫn không quên duy trì Tết Đắp nọi. Dù không đồng nhất với Tết Nguyên đán. Nhưng Tết Đắp nọi như sự hoàn thiện, bổ sung thêm cho Tết Nguyên đán. Nếu ai đó không về đúng dịp Tết Nguyên đán thì chỉ cần về ăn Tết Đắp nọi để sum họp với gia đình là đã an lòng.

Xem thêm: Văn hóa

Các loại bánh ngon trong dịp lễ

Đa số người Tày ở huyện Lâm Bình, Chiêm Hóa, Na Hang, Hàm Yên đều tổ chức ăn Tết Đắp Nọi. Cách ăn Tết Đắp Nọi cũng giống như Tết Nguyên đán nhưng với quy mô nhỏ hơn. Cụ Trịnh Thị Len, xã Khuôn Hà (Lâm Bình) cho biết, trong dịp này người Tày chuẩn bị đầy đủ mâm cỗ cúng tổ tiên. Đặc biệt không thể thiếu các loại bánh ngon như: Bánh chưng gù, bánh dày ngải cứu, bánh khảo… Đối với người Tày, đây là dịp các chị em trổ tài nội trợ thực hiện các loại bánh. Bởi người Tày rất coi trọng chuyện nấu nướng, bếp núc. Nên ngay từ khi còn nhỏ các cô con gái đã được bà và mẹ dạy cách làm bánh.

Tại thôn Đồng Hương, xã Phúc Thịnh (Chiêm Hóa), Tết Đắp Nọi được tổ chức hằng năm. Em Trương Thị Hồng nói, Tết Đắp Nọi năm nào em cũng chuẩn bị làm các loại bánh. Trong đó không thể thiếu món bánh dày lá ngải cứu. Đây là loại bánh đặc biệt đòi hỏi sự khéo léo của người phụ nữ. Bởi có khá nhiều công đoạn. Bánh là sự hòa quyện của vị béo ngậy, bùi bùi của nếp chín và hạt vừng. Vị ngọt đường phèn, vị đắng nhẹ của ngải cứu. Đây không chỉ là món bánh ngon, bổ dưỡng mà chứa đựng nhiều ý nghĩa. Bánh có đủ vị ngọt, đắng, bùi… biểu tượng cho những trải nghiệm trong cuộc đời con người. Người Tày hy vọng khi ăn loại bánh này. Con người sẽ dễ dàng vượt qua được những khó khăn, gian nan trong cuộc sống.

Ý nghĩa sâu sắc và rộn ràng không khí Tết

Các loại bánh ngon trong dịp lễ

Đối với gia đình anh Nông Văn Vương, thôn Bằng Cốc (Hàm Yên), Tết Đắp Nọi có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Anh lý giải. Đây là cái Tết đón những người thân không kịp về đoàn tụ với gia đình đón Tết Nguyên đán. Bởi nhiều người đi làm ăn xa. Không phải ai cũng về nhà đúng dịp Tết Nguyên đán để hội ngộ với gia đình, dòng họ.  Tại Bằng Cốc, ngoài bánh chưng gù, bánh dày ngải cứu, bánh khảo. Thì nhiều gia đình thường làm món bỏng từ gạo nếp. Đây được coi là thứ quà vặt người lớn dành cho trẻ nhỏ trong dịp này bởi bỏng có vị ngọt, rất dễ ăn.Vì thế trẻ con nơi đây rất háo hức mỗi dịp nhà mình ăn Tết Đắp Nọi.

Rộn ràng với không khí Tết là vậy. Nhưng bà con dân tộc Tày ở các địa phương trong tỉnh vẫn không quên nhiệm vụ sản xuất vụ xuân. Trên các cánh đồng, nương đồi bà con vẫn đang hăng say làm cỏ, chăm sóc cây… Tết Đắp Nọi là nét văn hóa độc đáo của người Tày. Nó đánh dấu kết thúc tháng Giêng, cầu cho mùa màng bội thu. Đây là dịp để anh em, hàng xóm láng giềng gặp gỡ, nhắc nhở nhau. Thi đua lao động sản xuất trong năm mới. Từ đó, tạo động lực để các thành viên trong gia đình luôn đoàn kết. Chung sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, gìn giữ nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc mình.

Nguồn: baotuyenquang.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *