Bên cạnh việc điều trị bằng phương pháp tây y, sử dụng các loại thuốc tây. Thì nền y học cổ truyền được phát triển từ xa xưa cũng được nhiều người áp dụng. Y học cổ truyền chủ yếu sử dụng các vị thuốc thiên nhiên, các loại thuốc quý thì cây trồng. Các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính thường ưu tiên chọn đến y học cổ truyền để chữa trị. Hiện nay, y học cổ truyền cũng khá phát triển và có vị thế riêng. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để bổ sung các kiến thức về y học cổ truyền nhé!
Mục lục
Nền tảng Y học cổ truyền
Y học cổ truyền hay còn gọi là Đông Y có nguồn gốc xuất phát từ Trung Hoa và Việt Nam. Đã xuất hiện từ thời xa xưa. Tại Việt Nam, thầy thuốc nổi tiếng y học cổ truyền là Hải Thượng Lãn Ông và Tuệ Tĩnh. Đây cũng là người đi đầu trong Đông Y nước ta. Dựa trên nền tảng ngũ hành Âm Dương, y học cổ truyền xuất hiện trước khi nền y học Phương Tây.
Từ thời Văn Lang cổ cho đến nay, y học Việt Nam dựa trên nền tảng lý luận y học đến từ Phương Đông. Cùng với kinh nghiệm chữa bệnh của 54 dân tộc anh em. Cùng với đó là sự hiểu biết, sử dụng nguồn dược liệu, thảo dược phong phú.
Mục tiêu chính của phương pháp điều trị này chính là tập trung điều chỉnh. Cân bằng yếu tố Âm – Dương bên trong cơ thể. Nhờ vậy giúp việc cải thiện sức khỏe và phục hồi nhanh chóng. Rất nhiều nguồn thông tin đang tranh cãi về việc chữa bệnh bằng Đông Y hay Tây Y. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có thông tin cụ thể.
Y học cổ truyền chẩn đoán bệnh qua các phương pháp
Sau khi đã biết y học cổ truyền là gì, chia sẻ cho bạn biết thông tin về phương pháp chẩn đoán bằng Đông Y. Nếu như Tây Y kiểm tra sức khỏe người bệnh bằng X – quang, nội soi. Cùng nhiều phương pháp hiện đại khác. Đông Y chẩn đoán với 4 phương pháp khác nhau:
Phương pháp Vọng chẩn
Dựa trên hoàn cảnh, điều kiện sông và dấu hiệu nhận biết của người bệnh. Thầy thuốc sẽ đưa ra thông tin về tình hình bệnh tật. Y học cổ truyền luôn chú trọng đến việc xem xét nhiều bộ phận khác nhau như mặt, mắt, lưỡi. Những bộ phận này có liên quan trực tiếp đến lục phủ ngũ tạng bên trong cơ thể.
Phương pháp Văn chẩn
Khi sử dụng phương pháp chẩn đoán bệnh này, người bệnh phải cung cấp đầy đủ thông tin cho thầy thuốc được biết. Người chuẩn đoán bệnh sẽ chú ý đến tiếng thở, tiếng ho, tiếng rên của người bệnh. Từ đó, phát hiện ra bệnh và đưa ra phương pháp điều trị cụ thể.
Phương pháp Vấn chẩn
Phương pháp này chẩn đoán bệnh dựa trên những thói quen. Chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống, sinh lý,… của người bệnh. Việc hỏi về tiền sử bệnh rất quan trọng đối với đưa ra dự đoán thăm khám. Thêm vào đó, diễn biến bệnh, quá trình thăm khám trước đó cũng chiếm phần quan trọng không kém.
Phương pháp Thiết chuẩn
Thiết chẩn là phương pháp chẩn đoán bệnh trong đó người khám bệnh. Sẽ tiến hành bắt mạch hoặc sờ nắn các vị trí liên quan. Từ đó đưa ra chuẩn đoán bệnh, có thể kết hợp với nhiều thiết bị khác.
Sau khi chuẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị đó lá châm cứu, xoa bóp và uống thuốc. Trong đó, sẽ có hai loại thuốc cho người bệnh sử dụng là thuốc Nam và thuốc Bắc. Thuốc Bắc có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuốc Nam có nguồn gốc từ Việt Nam. Việc chữa trị theo y học cổ truyền không cần các loại thuốc tây theo dây chuyền sản xuất. Hay gia công thực phẩm chức năng. Đa phần các loại thuốc chỉ cần sắc lên lấy nước uống.
Điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền mang lại các công dụng gì?
Tại một Hội nghị triển khai văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực y dược cổ truyền tổ chức tại TP HCM, thạc sĩ – bác sĩ Trần Thị Hoa Lý. Chuyên viên chính Vụ Y học cổ truyền (Bộ Y tế) cho rằng, trong thời đại y học phát triển vượt bậc như hiện nay. Thì y học cổ truyền vẫn mang lại lợi ích cho người bệnh.
Theo bà Lý, nếu y học hiện đại với máy móc trang thiết bị có thể giúp bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh. Và điều trị cấp tốc những trường hợp cấp cứu. Thì y học cổ truyền giúp người bệnh mang di chứng có thể trở lại đời sống bình thường
Chuyên viên này dẫn chứng, một bệnh nhân sau phẫu thuật có thể mắc chứng bí tiểu. Nếu uống tân dược chưa chắc hiệu quả; nhưng chỉ cần vài lần châm cứu có thể trở lại bình thường. Nhiều trường hợp khác, bệnh nhân bị tai biến mạch máu não. Mắc di chứng liệt người. Chữa trị bằng phương pháp y học cổ truyền như châm cứu. Xoa bóp sẽ giúp người bệnh có thể dần phục hồi chức năng.
Châm cứu là một trong những phương pháp được y học cổ truyền điều trị hiệu quả. Cho phục hồi chức năng của bệnh nhân. “Điều này mang lại lợi ích cho người bệnh. Vì không phải chỉ mình y học hiện đại là có thể chữa trị lành bệnh cho bệnh nhân. Song y học cổ truyền cũng không thể tự thân làm được điều này”, bác sĩ Linh nói.
Điều trị bệnh bằng Đông y hạn chế tác dụng phụ
Thông thường khi điều trị và sử dụng thuốc tây, các bạn sẽ thấy xuất hiện một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ. Tuy nhiên, với phương pháp điều trị theo y học cổ truyền, việc chẩn đoán và điều trị mang tính an toàn cao hơn.
Loại thuốc sử dụng đa phần là đến từ thiên nhiên như quả, hoa, thân rễ lá cây,… Nhờ vậy sẽ không gây ra các tác dụng phụ cho cơ thể. Điều này cũng khiến người bệnh an tâm hơn khi điều trị.
Hiệu quả điều trị bệnh cao hơn
Y học cổ truyền mang lại hiệu quả điều trị cao hơn cho người bệnh đặc biệt điều trị bệnh mãn tính, hoặc những căn bệnh cần điều trị trong thời gian dài, hạn chế tối đa tác dụng phụ. Không chỉ vậy, y học cổ truyền còn mang lại tác dụng làm đẹp, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể người. Đây chính là những ưu điểm của Đông Y mà Tây Y khó có thể làm được.
Mặc dù vậy, việc điều trị bằng y học cổ truyền có hiệu quả trong thời gian khá chậm. Người bệnh nên vững tâm trong trình điều trị, tránh trường hợp điều trị bỏ dở giữa chừng.
Như vậy, đã chia sẻ cho bạn biết y học cổ truyền là gì. Y học cổ truyền đã xuất hiện từ rất lâu trước đây và cho đến nay vẫn được rất nhiều người tin tưởng điều trị. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả điều trị, các bạn cũng có thể kết hợp Đông Tây Y để rút ngắn thời gian điều trị.
Nguồn: giacongthucphamchucnang.vn