Việt Nam vừa phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương – CPTPP (trước Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương – TPP. Hiệp định này được ký kết vào ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại Santiago, Chile. CPTPP sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Australia, Canada và Mexico cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành mà Việt Nam cần phát triển. Hơn nữa, sự tham gia này đã thiết lập quan hệ thương mại với các nước chưa từng ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam trước đây như Canada, Mexico hay Peru.
Một trong những cam kết của CPTPP, các thành viên của CPTPP nhất trí xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hầu hết các sản phẩm trong vòng 7 năm, và Việt Nam được linh hoạt lên đến 10 năm. Tham gia CPTPP, Việt Nam không chỉ cam kết mở cửa thị trường, dỡ bỏ hàng rào thuế quan, tiếp tục mở cửa và tạo thuận lợi cho thương mại mà còn tiếp tục thể hiện sự minh bạch của quản lý Nhà nước về phát triển thị trường. Những lợi ích nổi bật được chúng tôi thể hiện qua bài tổng hợp sau đây.
Mục lục
Sản lượng xuất khẩu sang Mỹ tăng trưởng ấn tượng
CPTPP đã và đang trở thành động lực mở rộng đường cho hàng Việt sang thị trường các nước châu Mỹ, vốn còn rất mới mẻ, tiềm năng. Sau 2 năm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đi vào thực thi, kim ngạch xuất khẩu sang 2 quốc gia đã phê chuẩn CPTPP là Canada và Mexico đã tăng trưởng mạnh mẽ, lần lượt đạt kim ngạch 4,4 tỷ USD, tăng 45% và 3,17 tỷ USD tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2018.
Dệt may, gỗ, da giày là những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo sang các nước châu Mỹ. Mặc dù theo chia sẻ của các doanh nghiệp, ngoài Mỹ, tỷ trọng xuất khẩu sang Canada, Chile; là những nước trong khối CPTPP không nhiều, nhưng vẫn ghi nhận sự tăng trưởng qua từng năm.
Kim ngạch xuất khẩu sang các đối tác CPTPP tăng
Tiếp đà tăng trưởng của năm 2020, ba tháng đầu năm 2021; kim ngạch xuất khẩu sang các đối tác CPTPP của Việt Nam tại khu vực châu Mỹ như xuất khẩu sang Canada tăng 15%, Mexico tăng 17%, Chile tăng 12%. Tuy nhiên vẫn còn rào cản để doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường này.
“Năng lực cung ứng của doanh nghiệp Việt Nam tương đối bị động; thường là các doanh nghiệp ngồi chờ đợi đơn hàng, nên các doanh nghiệp không mấy thiết tha các đơn hàng nhỏ; có tính linh hoạt cao nên sự tăng trưởng vào Canada chưa được như kỳ vọng”; ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh, nhận định. Chia sẻ tại diễn đàn, đại diện đại sứ các nước Mexico, Chile;… kỳ vọng sẽ có thể hợp tác đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới; hoặc mở rộng mặt hàng xuất khẩu.
Đa dạng các ngành nghề, mặt hàng xuất khẩu
“Ngoài mặt hàng truyền thống như dệt may, da giày; chúng tôi cũng muốn Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang quốc gia của chúng tôi. Có thể hợp tác chuyển giao công nghệ trong thời gian tới”; ông Gonzalo Guaiquil, Phó Đại sứ và Lãnh sự, Đại sứ quán Chile tại Việt Nam, cho biết.
Để CPTPP đem lại hiệu quả cao hơn đối với doanh nghiệp; Bộ Công Thương cho biết cần nâng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Đẩy mạnh đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu đáp ứng quy tắc xuất xứ; cũng như mẫu mã phù hợp với đặc thù thị trường.
Nguồn: Vtv.vn