Hiện nay, viêm khớp là một căn bệnh mà nhiều người gặp phải. Khi mắc bệnh viêm khớp này, việc đi lại trở nên khó khăn. Khi đi lại sẽ gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Để điều trị hiệu quả, dứt điểm căn bệnh này thì cần đòi hỏi nhiều yếu tố. Có thể điều trị bằng cách uống thuốc hoặc châm cứu hoặc có thể áp dụng một vài các bài thuốc Đông y. Theo Y học cổ truyền, để điều trị cần áp dụng các nguyên tắc riêng trong Đông y. Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây, thông tin đã được cập nhật chi tiết để hiểu rõ hơn về bệnh. Đặc biệt là cách điều trị trong Đông y.
Mục lục
Viêm khớp là gì?
Viêm khớp là một thuật ngữ chung của tất cả các rối loạn có ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của khớp. Đây là một bệnh lý thường gặp, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động do đau đớn. Dấu hiệu thường gặp nhất đó là hạn chế tầm vận động của khớp và đau tại khớp. Các triệu chứng khác có thể có đó là sưng, nóng, đỏ tại khớp và cứng các cơ liên quan đến khớp. Có khoảng 100 loại viêm khớp, trong đó có thể là bệnh đơn thuần hoặc có ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Hai loại viêm khớp thường gặp nhất là: viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA).
Viêm xương khớp: viêm xương khớp là loại phổ biến nhất. Vị trí tổn thương chủ yếu của viêm xương khớp là sụn khớp-sụn là mô bao bọc các đầu xương có vai trò làm giảm ma sát và đảm bảo các đầu xương có thể dẽ dàng trượt lên nhau khi vận động khớp. Vì vậy khi bị viêm xương khớp làm các khớp khó chuyển động, biến dạng thậm chí các xương lệch khỏi vị trí bình thường. Các khớp thường bị viêm đó là các khớp bàn tay, cột sống, đầu gối, hông. Bệnh này thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên viêm xương khớp cũng có thể gặp ở người trẻ đặc biệt là sau các chấn thương tại khớp.
Sau đây là một số bài thuốc hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân viêm khớp:
Bài 1: Ngũ gia bì gai ngâm trong rượu trắng nửa tháng sau đó chiết ra uống. Tuy nhiên mỗi lần không uống được quá 20ml. Kiên trì uống hàng ngày, lâu dài.
Bài 2: Một lượng lá đào tươi vừa đủ, rượu trắng 150ml. Hâm nóng rượu, lá đào dùng tay bóp nát, tẩm rượu rửa chỗ đau. Trước khi đi ngủ rửa một lần.
Bài 3: Gừng tươi 200g, rượu mùi 400ml, đường đỏ 120g. Gừng thái nhỏ, đập dập ép lấy nước. Cho nước gừng, đường đỏ và rượu vào nồi đem đun nhỏ lửa đến khi sôi. Hàng ngày trước khi đi ngủ uống một chút cho ra mồ hôi.
Bài 4: Rượu vỏ gừng: gừng tươi vừa đủ, rượu trắng 100ml, gừng tươi rửa sạch, cạo lấy khoảng một thìa con vỏ, sấy khô. Cho vỏ gừng vào rượu trắng khuấy đều uống.
Các bài thuốc với thảo dược
Bài 5: Cải bó xôi 60g, nấm hương 180g, muối vừa đủ. Cải bó xôi rửa sạch, thái nhỏ, nấm hương rửa sạch, bỏ chân. Cho hai thứ trên vào nồi, đổ nước vừa phải đun chín, nêm muối vừa đủ, ngày dùng 2 lần.
Bài 6: Câu kỷ tử, đỗ trọng, ngũ gia bì 30g, ngâm với 1,5 lít rượu gạo trong một tuần, mỗi tối trước khi đi ngủ uống 25ml.
Bài 7: Bổ cốt chi 30g, ngâm trong 500ml rượu trắng. Sau 7 ngày chiết ra uống, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 thìa.
Bài 8: Ngũ gia bì 50-100g, gạo nếp 500-1000g. Rửa sạch ngũ gia bì, cho lượng nước vừa đủ ngâm kỹ nấu chín, 30 phút lấy nước một lần. Tất cả lấy 2 lần nước. Dùng nước đó nấu cơm nếp, đợi nguội cho men rượu vào trộn đều, để lên men thành bỗng rượu. Mỗi ngày trước khi ăn cơm ăn một ít.
Nguồn: soytetiengiang.gov.vn