Điều trị trong Đông y, người thầy thuốc thường điều trị kết hợp với các thảo dược quý để điều trị cho người bệnh. Đông y thường hiếm khi nào chỉ sử dụng duy nhất một vị thuốc trong đơn mà cần kết hợp nhiều vị. Lý do là các vị thuốc đều sở hữu những công dụng điều trị riêng biệt, mà không vị thuốc nào thay thế được. Vì vậy, việc sử dụng và kết hợp các vị thuốc đúng cách thì cần người có chuyên môn về y học cổ truyền thì mới có thể làm được. Tuy nhiên, trước khi bóc thuốc thì người thầy thuốc cần thăm khám để có thể hiểu hết được bệnh tình và các triệu chứng của bệnh để có thể chuẩn đoán chính xác nhất.
Mục lục
Trường hợp mắc cảm mạo phong hàn
Các triệu chứng lâm sàng: sợ lạnh, sốt, nhức đầu, ê ẩm toàn thân, suyễn và không đổ mồ hôi; rêu lưỡi trắng mỏng; mạch phù khẩn.
Biện chứng: Tác nhân gây bệnh đang ở phần nông của cơ thể (biểu chứng) do nhiễm phong hàn.
Luận trị: Khi bệnh đang ở phần nông của cơ thể, các triệu chứng sẽ thuyên giảm nếu làm cho ra mồ hôi (thúc đẩy tiết mồ hôi), điều trị cảm mạo phong hàn thường dùng các loại thảo dược có vị cay tính ấm.
Bài thuốc cổ phương: Ma Hoàng Thang bao gồm các vị: Ma hoàng, Quế chi, Hạnh nhân và Cam thảo.
Phân tích vai trò của các vị thuốc
Vì các thầy thuốc Đông y luôn dựa vào các hội chứng để kê đơn thuốc nên sự kết hợp của các loại thảo dược phải chính xác. Trong một đơn thuốc Đông y sẽ có sự phối ngũ nhiều vị thuốc với nhau. Thông thường sau khi phân tích vai trò của các vị thuốc trong đơn thuốc, chúng được xếp vào bốn nhóm sau:
Quân dược (chủ dược): Vị thuốc có tác dụng chính và ảnh hưởng mạnh nhất. Quân dược thường có liều lượng cao nhất trong bài thuốc. Một bài thuốc thường chỉ chứa 1-2 loại Quân dược để có thể tập trung được hiệu quả điều trị.
Thần dược (Phó dược): Còn được gọi là thuốc hỗ trợ. Thường được đề cập với hai chức năng: một là hỗ trợ Quân dược để tăng hiệu quả điều trị. Hai là để cải thiện và điều trị các triệu chứng hoặc hội chứng đi kèm. So với các loại Quân dược, Thần dược thường có tác dụng yếu hơn.
Tá dược: Những vị thuốc này có thể dùng để thực hiện một trong ba vai trò sau trong bài thuốc: một là để củng cố hiệu quả của Quân dược, Thần dược hoặc để điều trị các triệu chứng phụ. Hai là để loại bỏ độc tính của Quân dược và Thần dược, hoặc điều hòa tính mãnh liệt của chúng, và ba là phát huy tác dụng cân bằng trong bài thuốc.
Sứ dược (Dẫn dược): Chúng có hai chức năng. Một là để dẫn các vị thuốc đi đến kinh mạch hay khu vực bị bệnh của cơ thể; và hai là để điều hòa và phối hợp các vị thuốc khác với nhau.
Bài thuốc Ma hoàng thang của Đông y
Với bài thuốc Ma Hoàng thang đã đề cập ở trên. Chúng ta có thể thấy các vị thuốc phối hợp với nhau như sau:
Ma hoàng: có tác dụng như một vị Quân dược loại bỏ những tác nhân gây bệnh ở bên ngoài. Và làm giảm hầu hết các triệu chứng.
Quế chi: hỗ trợ Ma Hoàng trong việc làm ra mồ hôi và loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Do đó có vai trò như Thần dược.
Hạnh nhân: vị đắng giúp Quân dược trong việc điều trị triệu chứng ho và do đó được coi là một loại tá dược.
Cam thảo: điều hòa các vị thuốc do đó có vai trò của một Sứ dược.
Ngoài ra, để phù hợp với tình hình bệnh tật khác nhau, bài thuốc có thể thay đổi về liều dùng. Cách dùng và thậm chí là các thành phần thảo dược. Việc gia giảm các vị thuốc cần được đào tạo chuyên sâu và kinh nghiệm thực tế lâm sàng.
Sau nhiều thế kỷ thực hành, các thầy thuốc Đông y đã hoàn thiện nhiều bài thuốc khác nhau. Và ngày nay các bài thuốc cổ phương đã trở thành cơ sở cho cách dùng hiện đại. Nhiều bài thuốc phổ biến đến mức chúng đang được sản xuất. Như các phương thuốc bản quyền và hiện có sẵn trong hiệu thuốc.
Việc kê đơn một bài thuốc phù hợp dựa trên những chẩn đoán chính xác. Chỉ có thể được thực hiện bởi các thầy thuốc Đông y có trình độ. Tham khảo ý kiến của các thầy thuốc Đông y. Để giúp bạn chọn đơn thuốc phù hợp nhất là điều rất quan trọng.
Đối tượng nên sử dụng
Đối tượng của bài thuốc là những người bị ớn lạnh, phát sốt, mạch phù khẩn, không ra mồ hôi. Và các chứng kèm theo với phát sốt như đau các khớp, đau vùng thắt lưng, ho xuyễn. Những bệnh trạng này thường thấy trong thời kỳ đầu phát bệnh cảm mạo, cảm cúm và các bệnh nhiệt khác.
Bài thuốc Ma Hoàng Thang có tác dụng cho ra mồ hôi và lợi tiểu. Có người uống thuốc này vào ra mồ hôi và các chứng bệnh thấy giảm, người thoải mái. Và cũng có người uống vào đi giải nhiều và bệnh giảm đi. Theo Giải thích các bài thuốc. Đối tượng đầu tiên của Bài thuốc Ma Hoàng Thang là những người khi bị bệnh nhiệt đau đầu. Đau người, đau vùng thắt lưng, các khớp và ghê gió. Nhưng không ra mồ hôi. Những bệnh nhân đó, khi không sốt thì mạch cũng vẫn phù khẩn, có người bị ho và đổ máu cam.
Sách Vật ngộ phương hàm khẩu quyết viết: “Bài thuốc Ma Hoàng Thang dùng trị chứng thái dương thương hàn, không đổ mồ hôi. Những người bị cảm lạnh cảm phong sinh ra ho dùng thuốc này sẽ khỏi rất nhanh chóng. Asakawa suốt một đời dùng Bài thuốc Ma Hoàng Thang để phòng xuyễn”. Sách Cổ phương dược nang viết: “Thuốc này dùng cho những người phát sốt, đau đầu, cổ, vai, lưng và vùng thắt lưng rất đau. Hơi thở nóng, ho, tắc mũi hoặc đau họng hay nghe có tiếng thở khò khè, rét chứ không đổ mồ hôi. Khí lực kém, mạch trầm. Những người bất kể có sốt hay không nhưng không có mồ hôi cũng nên dùng Bài thuốc Ma Hoàng Thang”.
Nguồn: yhoccongdong.com